Tê Bì Chân Tay Là Gì?

Tê bì là tình trạng mất cảm giác hoặc giảm cảm giác ở một phần cơ thể, thường là ở các chi (tay hoặc chân). Các triệu chứng có thể bao gồm sự khởi phát từ từ của cảm giác tê bì, châm chích hoặc kiến bò ở tay hoặc chân, có thể lan ra cánh tay và chân, cảm giác đau nhói, đau nhức, nhạy cảm cực độ với chạm, và yếu cơ. Tê bì có thể xảy ra một cách tạm thời do tư thế ngồi hoặc đứng không đúng cách dẫn đến chèn ép thần kinh, hoặc có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng khó lường như: mất cảm giác hoàn toàn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, teo cơ hoặc liệt chi... Sau đây, hãy cùng Optimal365 tìm hiểu về các nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay và cách đối phó với chúng nhé!

Triệu Chứng Của Tê Bì Chân Tay

  • Cảm giác kim châm hoặc kiến bò: Cảm giác như có kim châm hoặc như kiến bò trên da, đặc biệt là ở các ngón tay và ngón chân
  • Mất cảm giác hoặc giảm cảm giác: Khả năng cảm nhận sự chạm hoặc nhiệt độ bị giảm, làm cho việc tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp trở nên nguy hiểm hơn do không nhận thức được đau
  • Đau hoặc cảm giác nóng bỏng ở tứ chi: Cảm giác đau nhức, nóng bỏng, đặc biệt là vào ban đêm ở tứ chi
  • Chuột rút: Cảm giác chuột rút, co thắt và đau mỏi không tự chủ ở cơ bắp, đặc biệt là vào ban đêm
  • Cảm giác tê buốt: tê buốt, đau nhức lan dọc xuống cánh tay và các ngón tay, chân và ngón chân 

z5180034145854_8af3a2fe7262d5e975d8cda3167ff276.jpg

Nguyên Nhân Gây Tê Bì Tay Chân

Căng thẳng và Áp Lực Lên Dây Thần Kinh

  • Căng thẳng và áp lực thường là nguyên nhân phổ biến gây tê bì chân tay. 
  • Khi bạn gặp áp lực quá mức hoặc duy trì một tư thế không thoải mái trong thời gian dài, dòng máu có thể bị cắt ngang hoặc bị giảm lưu thông đến các vùng tay và chân, gây ra cảm giác tê bì. Điều này thường xảy ra khi bạn làm việc lâu giữa các tư thế không di chuyển hoặc áp lực trên các dây thần kinh chân tay.

386394351_278886055107649_9149981085764554949_n.jpg

Tổn Thương Thần Kinh

  • Tê bì có thể xuất hiện khi có tổn thương hoặc chèn ép lên dây thần kinh. Ví dụ, thoát vị đĩa đệm có thể gây áp lực lên dây thần kinh, gây ra tê bì và đau nhức kéo dài. 
  • Ngoài ra, bất kỳ chấn thương nào đối với các dây thần kinh cũng có thể dẫn đến tê bì tạm thời hoặc kéo dài. 
  • Tổn thương dây thần kinh do viêm nhiễm (các bệnh lý viêm khớp bao gồm viêm khớp tay, khớp chân, khớp gối, viêm khớp dạng thấp... ), chấn thương hoặc bị chèn ép lên dây thần kinh tại các chi có thể gây tê bì và giảm chức năng vận động. 
399316816_298265079836413_1047078646359973706_n.jpg

Bệnh Lý Xương Khớp: 

  • Các bệnh như Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm bên trong cột sống lưng bị lệch vị trí và áp lực lên dây thần kinh. Bệnh lý này cũng có thể gây ra đau và tê bì tay và chân, tùy thuộc vào vị trí thoát vị. 
  • Ngoài ra, dây thần kinh và động mạch đốt sống bị chèn ép do tình trạng thoái hoá lâu ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng máu lưu thông kém, gây ra tê bì tay chân.

Thiếu Máu

  • Tắc nghẽn mạch máu hoặc máu lưu thông kém xảy ra khi máu không thể di chuyển đúng cách đến các bộ phận trên cơ thể. Điều này thường xảy ra ở các vùng cơ thể như tay và chân. Tình trạng thiếu máu hoặc cung cấp máu kém đến các bộ phận của cơ thể cũng có thể dẫn đến tê bì.
358107670_219964380999817_5010268853455007635_n.jpg

Các Bệnh Lý Khác

  • Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận, và bệnh thần kinh, có thể gây tê bì. 
  • Các bệnh này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch chất điện giải, đường hoặc khoáng chất từ máu vào các tế bào, hoặc thậm chí là thiếu máu, dẫn đến tổn thương dây thần kinh. Từ đó dẫn đến tê bì ở chân tay.

Khi bạn gặp phải cảm giác tê bì, bạn cần phải xác định được nguyên nhân cụ thể và thăm khám bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài hơn 4 tuần hoặc trở nên nghiêm trọng, bao gồm tê hoặc yếu lan ra các vùng lân cận, suy nhược hoặc mất cảm giác kéo dài. Nếu bạn đột nhiên thấy vùng cổ vai hoặc lưng dưới bị đau nhức dữ dội kèm theo cảm giác tê bì tay chân, hãy đến thăm khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được bác sĩ thăm khám lâm sàng và đưa ra phác đồ trị liệu phù hợp nhất.

Biện Pháp Phòng Ngừa Tê Bì Chân Tay

  • Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Nếu bạn làm việc áp lực nhiều giờ liền mà không có thời gian nghỉ ngơi, điều này dẫn đến căng cơ và vô tình áp lực lên dây thần kinh. Về lâu dài có thể gây ra tình trạng tê bì và khó chịu. Hãy cố gắng thay đổi tư thế làm việc và đứng dậy để giãn cơ thường xuyên để giảm áp lực lên cơ bắp và dây thần kinh.
  • Tư thế làm việc: Nếu bạn làm việc trong tư thế không thoải mái hoặc không đúng tư thế, đặt máy tính ở độ cao không phù hợp, hoặc không sử dụng ghế văn phòng có đệm lưng, có thể dẫn đến căng cơ và áp lực lên cổ và vai. Hãy đảm bảo bạn ngồi làm việc đúng tư thế, đặt máy tính ở vị trí phù hợp và sử dụng ghế có đệm lưng để hỗ trợ tư thế làm việc tốt hơn.
  • Tập thể dục và vận động: Thiếu hoạt động vận động có thể gây ra tình trạng tê bì. Khi không tập thể dục đều đặn, cơ bắp trở nên yếu từ đó gây ngăn cản lưu thông máu. Điều này dẫn đến tê bì và mất cảm giác ở tay hoặc chân. Hãy cố gắng tập thể dục đều đặn để cải thiện lưu thông máu và sức khỏe cơ bắp.

386195343_278886038440984_5067001668637450564_n.jpg

  • Ăn uống cân đối: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cơ bắp và tuần hoàn máu. Ăn quá nhiều thức ăn chứa nhiều đường và chất béo có thể gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây căng thẳng cơ bắp. Hãy hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh chóng, đường, và chất béo bão hòa. Thay vào đó, ăn nhiều rau, trái cây, thực phẩm giàu protein và chất xơ.
  • Tác dụng của vitamin B12: Vitamin B12, còn được gọi là cobalamin, đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh và duy trì sức khỏe của các tế bào thần kinh. Vitamin B12 tham gia vào quá trình sản xuất miếng bọc thần kinh (miếng bọc miễn dịch) và giúp duy trì tuần hoàn máu. Thiếu hụt vitamin B12 gây ra rối loạn thần kinh, bao gồm tê bì, và mất cân bằng. Do đó, nếu tê bì chân tay của bạn liên quan đến thiếu hụt vitamin B12, bổ sung vitamin này có thể giúp cải thiện triệu chứng tê bì.

z5182640923778_57bbb0dfeabf5e41b83c5fe9a5e93d89.jpg

Biến Chứng Nếu Không Điều Trị

  • Tổn thương thần kinh vĩnh viễn: Nếu không được điều trị, tình trạng tê bì sẽ gây ra tổn thương không thể hồi phục cho hệ thống thần kinh.
  • Giảm khả năng cảm nhận: Mất cảm giác hoặc giảm khả năng cảm nhận làm tăng nguy cơ chấn thương do không cảm nhận được đau hoặc nhiệt độ, dẫn đến bỏng hoặc tổn thương không được chăm sóc kịp thời.
  • Suy giảm chức năng vận động: Tê bì chân tay có thể gây yếu cơ và suy giảm chức năng vận động, làm giảm khả năng thực hiện các công việc hàng ngày và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Nhiễm trùng và loét: Đối với bệnh nhân tiểu đường, tê bì làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và phát triển thành lở loét nghiêm trọng ở chân, đôi khi dẫn đến hoại tử và cần phải cắt cụt chi để ngăn nhiễm trùng lây lan.
  • Yếu cơ và teo cơ: Thường xuyên tê bì dẫn đến yếu cơ và thậm chí là teo cơ. Tình trạng suy giảm cảm giác và yếu cơ có thể làm tăng nguy cơ té ngã, gây chấn thương.

Phác đồ điều trị an toàn - không thuốc - không phẫu thuật tại Optimal365

z5130151875699_86c52c38a11c2c6f945f00da4a5175fb.jpg

Đến với Optimal365 Chiropractic, người bệnh sẽ được chẩn đoán kết hợp phương pháp điều trị chuyên sâu giữa Bác sĩ Chiropractic người Mỹ và Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn cao. Với phác đồ điều trị bao gồm 4 giai đoạn: Nắn chỉnh Chiropractic – Điều trị cơ chuyên sâu – Trị liệu công nghệ cao - Bài tập phục hồi chức năng. Cam kết Không dùng thuốc - Không phẫu thuật - Không mất thời gian nghỉ dưỡng.

Đội ngũ chuyên gia y tế tại Optimal365 Chiropractic không chỉ tập trung vào việc giảm đau và giảm tê bì mà còn nhấn mạnh việc hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng để xây dựng một kế hoạch điều trị cá nhân hóa và hiệu quả. Chúng tôi sử dụng những phương pháp tiên tiến nhất, từ vật lý trị liệu đến các liệu pháp không xâm lấn, để giúp bệnh nhân giảm đau, tăng sức mạnh và linh hoạt cho cột sống.

Điều trị 1:1 với bác sĩ hàng đầu về Chiropractic, giảm tê bì và giảm đau từ buổi đầu trị liệu

Phác đồ điều trị cá nhân hóa cho từng khách hàng

378691068_264086926587562_2663476695915539192_n.jpg

Nắn chỉnh Chiropractic: can thiệp tận gốc từ căn nguyên gây bệnh

  • Tái cấu trúc cột sống, giảm chèn ép lên hệ thống thần kinh
  • Kích thích cơ chế ‘’tự chữa lành và phục hồi tự nhiên của cơ thể
  • Tăng tuần hoàn máu, cải thiện đề kháng của cơ thể

Vật lý Trị liệu chuyên sâu: cải thiện sự linh hoạt và nâng tầm vận động

  • Tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai của hệ thống cơ bắp
  • Tăng tuần hoàn dinh dưỡng, phục hồi cơ xương khớp bị tổn thương
  • Dự phòng và điều trị chứng liệt thần kinh dẫn đến tình trạng liệt cơ khớp
383842533_272224015773853_1248690643945452795_n.jpg

Máy móc công nghệ cao: chữa lành tổn thương từ sâu bên trong mô cơ

  • Mở rộng khoang đốt sống, đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu
  • Giảm đau, giảm sưng viêm cấp tốc
  • Giải phóng co thắt cơ tầng sâu, thúc đẩy phục hồi nhanh gấp 5 lần

Với nguyên lý trị bệnh bằng cách giải phóng sự chèn ép của các đốt sống sai lệch lên rễ thần kinh - tủy sống, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể. Hiện nay, Chiropractic đang được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị cơ xương khớp tối ưu và an toàn nhất dành cho người bệnh!

381754786_269746269354961_5249321850433296387_n.jpg