Đau khớp gối là bệnh gì?

Đau đầu gối bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau - từ chấn thương mô cứng (xương, sụn) hoặc mô mềm (dây chằng hình thành khớp, gân hoặc các túi hoạt dịch bao quanh khớp gối) cho đến các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến bệnh lý về xương khớp

Với tình trạng đau khớp gối, một số trường hợp có thể phục hồi nhanh chóng mà không cần điều trị, mặt khác có những trường hợp nếu chần chừ không chữa trị sớm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tàn phế.

Untitled-design-4.png

Nguyên nhân gây đau đầu gối

Tổn thương cơ bản: Chấn thương đầu gối

Chấn thương dây chằng

  • Rách dây chằng chéo trước (ACL) thường gặp trong các môn thể thao đòi hỏi những pha dừng hoặc xoay đột ngột như bóng rổ và bóng đá. Chấn thương xảy ra khi dây chằng chéo trước — một trong bốn dây chằng chính giữ xương chày và xương đùi cùng nhau — bị đứt hoặc rách, gây ra đau đớn, sưng tấy và hạn chế khả năng vận động của khớp gối. 
  • Chấn thương ACL không chỉ gây hạn chế vận động ngắn hạn mà còn có thể dẫn đến các vấn đề lâu dài như viêm khớp nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
333c1550d3.jpg

Rách sụn chêm

  • Sụn chêm, là cấu trúc sụn dẻo có hình dạng như một vòng tròn mở, đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và giảm xóc cho khớp gối, giúp giảm ma sát giữa xương chày và xương đùi khi chúng ma sát lên nhau trong quá trình vận động. 
  • Khi sụn chêm bị rách do trẹo hoặc quay khớp gối đột ngột doxoay hoặc lật quá nhanh, sẽ gây ra đau rát và sưng nề, khiến người bệnh có thể phải đối mặt với cảm giác kẹt và hạn chế vận động tại khớp gối
f58cfe5eee.jpg

Gãy xương: 

  • Cấu trúc phức tạp của khớp gối, bao gồm xương bánh chè (patella), xương đùi (femur) và xương chày (tibia) khi bị gãy do ngã, chấn thương hoặc tai nạn sẽ gây đau cấp, hạn chế đáng kể khả năng vận động và cần được điều trị khẩn cấp. 
  • Gãy xương sẽ gây đau nhói sâu trong khớp gối khi chạm vào, bầm tím do tụ máu, và sưng tấy. Trong trường hợp gãy rời, khả năng cử động có thể bị mất hoàn toàn, cùng với việc biến dạng rõ ràng của khớp gối.
Timeline of ACL Recovery: How Long Does an ACL Tear Take to Heal?

Trật khớp

  • Trật khớp đầu gối là tình trạng xảy ra khi xương bánh chè, xương đùi, hoặc xương chày trượt khỏi vị trí ban đầu của chúng trong khớp gối. Đây là một chấn thương khá phổ biến khi chơi thể thao, nhất là ở những môn đòi hỏi chuyển động mạnh như bóng đá, bóng rổ, và điền kinh.
  • Trật khớp gây ra cảm giác đau đớn cấp tính kèm theo sưng nề, đôi khi gây tê cứng và mất khả năng vận động. Khi vận động viên bị trật khớp, khớp gối có thể trở nên không ổn định và dẫn đến tổn thương thêm trên các dây chằng và mô mềm xung quanh.

shutterstock_575678962-1.jpg

Viêm bao hoạt dịch gối: 

  • Là tình trạng viêm của các túi dịch (bao hoạt dịch) đệm xung quanh khớp gối. Các hoạt động khớp gối quá mức như chạy bộ liên tục, hoặc các chấn thương trực tiếp như té ngã, thường là nguyên nhân phổ biến gây ra viêm bao hoạt dịch. 
  • Đối với những người thường xuyên thực hiện các công việc yêu cầu áp lực lên gối cũng có nguy cơ cao bị viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch có nhiệm vụ bảo vệ và làm giảm ma sát giữa gân và cấu trúc xương khi khớp gối cử động. 
  • Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây ra đau rát và sưng tấy, hạn chế khả năng di chuyển và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

Screen Shot 2024-01-24 at 18.26.11.png

Tình Trạng mãn tính: Dấu hiệu bệnh lý xương khớp

Thoái hoá khớp gối: 

  • Thoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân chính gây đau và viêm khớp gối, thường gặp nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi do tình trạng béo phì tạo áp lực lên khớp gối, vận động quá sức không đúng cách, chấn thương tai nạn, chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc thiếu hoạt động thể chất. 
  • Thoái hóa khớp gối xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương trong khớp gối bị hao mòn dần theo quá trình lão hoá tự nhiên của cơ thể, làm giảm khả năng đệm xóc và dẫn đến ma sát trực tiếp giữa các xương, gây đau đớn, sưng viêm và khó chịu. 
  • Triệu chứng của thoái hóa khớp gối bao gồm cảm giác đau nhức ở phía trước hoặc bên trong khớp gối, âm thanh lụp cụp khi cử động khớp và cảm giác đau tăng lên khi vận động nhiều, đặc biệt là khi leo cầu thang hoặc đứng lên từ tư thế ngồi.
  • Thoái hóa khớp gối có thể tiến triển từ nhẹ đến nghiêm trọng, gây hạn chế đáng kể trong khả năng vận động và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
47c7ed50-72c5-4f33-964b-b5847fda5807.png

Viêm khớp gối

  • Viêm khớp xảy ra khi lớp sụn trơn tru giữa các khớp, có tác dụng như đệm giảm xóc, bị mòn dần, khiến cho bề mặt xương dưới sụn trở nên xù xì và thô ráp. 
  • Sự ma sát tăng lên khi các khớp xương cọ xát vào nhau không những làm tổn thương thêm sụn khớp mà còn gây đau nhức và hạn chế vận động. 
  • Triệu chứng viêm khớp gối thường rõ ràng vào buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy, với cảm giác đau khớp và đặc biệt là tình trạng cứng khớp. Điều này thường kéo dài không quá 30 phút nhưng có thể tái diễn thường xuyên và gây đau nhức khó chịu.

Viêm khớp dạng thấp

  • Là tình trạng tự miễn dịch mãn tính, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm các mô khớp, gây viêm nhiễm và tổn thương khớp. 
  • Trong viêm khớp dạng thấp, lớp lót bên trong của khớp, được gọi là màng hoạt dịch, bị viêm và sưng lên, gây ra đau và hạn chế vận động. 
  • Về lâu dài, khớp dạng thấp có thể gây hại cho sụn khớp và xương, dẫn đến việc mất dần sụn và xương bị tổn thương, gây ra biến dạng khớp, dính khớp.
Screen Shot 2024-01-27 at 15.03.34.png

Hội chứng bàn chân bẹt

  • Bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân thấp hơn bình thường hoặc không có. Hội chứng bàn chân bẹt không chỉ gây biến dạng bàn chân mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các khớp khác trong cơ thể, bao gồm khớp gối do sự thiếu cân bằng ở cẳng chân và bàn chân.
  • Khi lòng bàn chân không có hình dạng vòm cân đối sẽ ảnh hưởng đến lực được phân phối qua khớp gối khi người bệnh đi bộ hoặc chạy, dẫn đến khớp gối bị xoay lệch. Sự mất cân đối này sẽ tăng áp lực lên khớp và các dây chằng bên của đầu gối gây lệch khớp gối, từ đó tăng nguy cơ viêm và thoái hóa khớp gối (tình trạng sụn bảo vệ đầu xương trong khớp bị mòn đi theo thời gian)

Yếu tố sinh hoạt: Lối sống kém lành mạnh

  • Thừa cân béo phì: Tình trạng thừa cân làm tăng áp lực lên khớp gối ngay cả trong các hoạt động hằng ngày như đi bộ hoặc lên xuống cầu thang. Điều này không chỉ gây đau khớp mà còn thúc đẩy quá trình phân hủy sụn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối.
  • Cơ bắp yếu và thiếu linh hoạt: Cơ bắp yếu do lười vận động sẽ không đủ sức hỗ trợ và bảo vệ khớp gối. Tình trạng trên có thể hạn chế phạm vi chuyển động và làm tăng nguy cơ chấn thương do vận động không đúng cách.
  • Sử dụng quá mức khớp gối: Một số môn thể thao và nghề nghiệp đặc thù đòi hỏi khớp gối hoạt động liên tục và lặp đi lặp lại cũng làm tăng nguy cơ tổn thương khớp gối.

Triệu chứng bệnh

bieu hien dau khop goi.png

Cách điều trị và phục hồi

Dùng thuốc giảm đau:

  • Thuốc Giảm Đau và Chống Viêm: Các loại thuốc như NSAIDs (chất chống viêm không steroid) có thể giúp giảm đau và kháng viêm.
  • Chondroprotective Agents: Các loại thuốc bảo vệ sụn khớp được sử dụng trong trường hợp thoái hóa khớp để giúp bảo vệ và tái tạo sụn khớp.
  • Corticosteroids: Đôi khi, thuốc corticosteroids có thể được tiêm trực tiếp vào khớp để giảm viêm, giảm đau nhanh chóng.

340896799_105163309222034_3761309115035520735_n.jpg

Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng:

  • Điều trị Lạnh/Nhiệtchườm nóng hoặc lạnh có thể giúp giảm viêm, sưng và đau nhanh chóng
  • Liệu Pháp Sóng Xung Kích: Sử dụng các sóng năng lượng để kích thích quá trình phục hồi của cơ thể, tác động sâu đến những điểm đau và các mô cơ xương bị tổn thương
  • Liệu Pháp Sóng Siêu Âm và Sóng LaserPhương pháp này giúp cải thiện tuần hoàn máu, kích thích sâu giúp tái tạo tế bào và tăng cường quá trình chữa lành tổn thương khớp gối.

369043623_249811394681782_963900361587216972_n-2.jpg

Tập luyện các bài tập giảm đau đầu gối:

  • Bài Tập Tăng Cường Cơ: Tập trung vào việc tăng cường cơ đùi (cơ tứ đầu đùi bảo vệ khớp gối) và cơ bắp xung quanh khớp gối để hỗ trợ và giảm áp lực lên khớp.
  • Bài Tập Độ Linh Hoạt: Tăng cường độ linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp gối.
  • Bài Tập Cân Bằng và Điều Chỉnh Tư Thế: Cải thiện cân bằng và cách vận động để giảm áp lực lên khớp gối.

Phác đồ điều trị Đau khớp gối tại Optimal365 

Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh Chiropractic) là phương pháp điều trị tự nhiên, không phẫu thuật, không dùng thuốc, bảo tồn hệ cơ xương khớp đã hỗ trợ hàng triệu bệnh nhân trên toàn thế giới chữa lành chấn thương và khắc phục tình trạng đau khớp gối. 

z5130151875699_86c52c38a11c2c6f945f00da4a5175fb.jpg

  • Tại Optimal 365 Chiropractic, đội ngũ Bác sĩ với hơn 20 năm kinh nghiệm sẽ nắn chỉnh lại những cấu trúc sai lệch ở khớp gối bằng lực tay vừa phải. Phương pháp này sẽ kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, từ đó điều trị cơn đau tận gốc, ngăn ngừa tái phát và ngăn chặn sự phát triển của các gai xương trong khớp gối.
  • Ngoài ra, phòng khám Optimal 365 Chiropractic còn sử dụng sóng xung kích Shockwave và Laser cường độ cao để giúp người bệnh đau khớp gối giảm viêm, giảm sưng, thúc đẩy quá trình tái tạo mô sụn và giảm nhanh các cơn đau nhức.
  • Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, đội ngũ Bác Sĩ và Kỹ Thuật Viên tại Optimal 365 Chiropractic sẽ hướng dẫn các phương pháp luyện tập tăng tính linh hoạt cho khớp gối mà bệnh nhân có thể thực hiện tại nhà. 
  • Để duy trì kết quả điều trị bền vững, đội ngũ chuyên viên y tế tại Optimal 365 Chiropractic sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đổi thói quen sinh hoạt, tư vấn phương pháp sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh để giúp  bệnh nhân ngăn ngừa cơn đau tái phát. 

Screen Shot 2024-01-23 at 16.09.15.png

Tại Phòng Khám Optimal365 Chiropractic, chúng tôi cam kết cung cấp phác đồ điều trị toàn diện, cá nhân hóa dựa trên nhu cầu và mục tiêu của từng khách hàng, giúp họ không chỉ giảm đau, phục hồi nhanh chóng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống bền vững.