Mãn kinh là giai đoạn tự nhiên ở phụ nữ, thường bắt đầu ở độ tuổi sau 40. Giai đoạn này đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, cùng với sự thay đổi đáng kể về nồng độ hormone trong cơ thể, đặc biệt là sự giảm sút của estrogen. 

393724498_286938747635713_3233905550311195823_n.jpg

Quan trọng hơn, bước qua độ tuổi 40, phụ nữ bắt đầu  giảm mật độ xương với tốc độ ước tính từ 0,25% đến 1% hàng năm. Sự suy giảm này là do quá trình lão hóa tự nhiên cùng với sự suy giảm dần của hormone estrogen, một yếu tố quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và mật độ của xương. Estrogen giúp kiểm soát sự cân bằng giữa việc xây dựng và phá hủy xương trong cơ thể, do đó, khi mức độ estrogen giảm, tốc độ mất xương nhanh hơn so với tốc độ xây dựng xương mới, dẫn đến sự suy giảm mật độ xương.

Sự Thiếu Hụt Estrogen và Ảnh Hưởng đến Xương:

399213200_298274679835453_738327968313738283_n.jpg

  • Tăng Nguy Cơ Loãng Xương: Estrogen giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì mật độ xương và sức khỏe của xương. Khi nồng độ estrogen giảm, quá trình tái tạo xương bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng xương trở nên yếu và dễ gãy, hay còn gọi là loãng xương. Thống kê cho thấy tỷ lệ loãng xương ở phụ nữ sau tuổi 40 là đặc biệt cao, và tình trạng này xảy ra ở nữ giới cao gấp 4 lần so với nam giới.
  • Sự Thay Đổi về Cân Nặng: Thời kỳ mãn kinh cũng thường đi kèm với sự thay đổi về cân nặng và phân bố mỡ trong cơ thể, điều này có thể tăng áp lực lên khớp, đặc biệt là khớp hông, thắt lưng và đầu gối và gia tăng nguy cơ viêm hoặc thoái hoá khớp.
  • Suy giảm khả năng giữ nước: Khi nồng độ estrogen giảm đáng kể, dẫn đến nhiều thay đổi trong cơ thể, trong đó có khả năng giữ nước kém. Việc thiếu hụt estrogen khiến cho các mô khớp mất đi lớp bôi trơn tự nhiên, gây ra tình trạng thoái hóa khớp với các triệu chứng như đau nhức và cứng khớp. Hơn nữa, việc mất nước còn làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Khi cơ thể mất nước và nồng độ axit uric tăng lên, khả năng đào thải của thận giảm xuống, dẫn đến tình trạng tích tụ axit uric trong khớp, có thể gây ra bệnh viêm khớp dạng thấp, một tình trạng viêm khớp mãn tính.
399252281_298274743168780_3396041256740646089_n.jpg

Lối Sống và Nguy Cơ Bệnh Cơ Xương Khớp:

  • Ít Vận Động: Vận động thể chất giúp kích thích quá trình tái tạo xương, làm tăng mật độ xương. Phụ nữ sau mãn kinh có xu hướng giảm hoạt động thể chất, làm tăng nguy cơ mất mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương. Ngoài, ra, lối sống ít vận động sẽ làm giảm sự linh hoạt của hệ xương khớp, gây ra cứng khớp.
  • Chế Độ Ăn Uống: Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như Canxi, Vitamin D, Omega 3, Vitamin C  và Vitamin E cũng góp phần làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cơ xương khớp bao gồm loãng xương, viêm khớp và cứng khớp.
393606073_286938647635723_5874567592198783112_n.jpg

Biện Pháp Phòng Ngừa và Bảo Vệ Hệ Xương Khớp:

  • Tăng Cường Vận Động: Việc duy trì một lối sống năng động và tập luyện thường xuyên có thể giúp tăng cường mật độ xương, cải thiện sức khỏe cơ bắp, và giảm nguy cơ mắc bệnh cơ xương khớp. Các chị em phụ nữ có thể tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như Yoga, Pilates, đi bộ hoặc bài tập dưỡng sinh để duy trì sức khoẻ và tính linh hoạt của hệ xương khớp.
  • Chế Độ Ăn Uống Cân Đối: Bổ sung đủ Canxi, vitamin D, Vitamin K, Omega3, cùng với một chế độ ăn giàu protein, vitamin, khoáng chất và hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe xương và khớp.
393601440_286938617635726_1214169756105155117_n.jpg
  • Kiểm Soát Cân Nặng: Duy trì một trọng lượng cơ thể hợp lý giúp giảm áp lực lên khớp và nguy cơ phát triển các vấn cơ xương khớp nguy hiểm.
  • Kiểm Tra Sức Khoẻ Xương Khớp Thường Xuyên: Qua việc tầm soát và kiểm tra sức khoẻ cơ xương khớp định kỳ, bác sĩ có thể sớm phát hiện các vấn đề sức khỏe cơ xương khớp tiềm ẩn, giúp chị em có hướng can thiệp sớm và phù hợp. Với phụ nữ ở độ tuổi trung niên, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể bắt đầu tác động đến sức khỏe xương khớp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương, viêm khớp, và các bệnh lý khác. Do đó, việc tầm soát định kỳ giúp nhận biết sớm và can thiệp kịp thời với những thay đổi tiêu cực trong cơ thể, từ đó giúp chúng ta duy trì cuộc sống linh hoạt và lành mạnh.
  • Bảo Trì Hệ Cơ Xương Khớp: Chiropractic là phương pháp điều trị tối ưu không dùng thuốc, tập trung vào việc điều chỉnh cột sống và các khớp để cải thiện chức năng và giảm đau. Thông qua các kỹ thuật nắn chỉnh nhẹ nhàng và chính xác, Chiropractic giúp tăng cường tính linh hoạt của khớp, và giảm các triệu chứng đau nhức và giúp giảm chèn ép lên hệ thống thần kinh.
358104352_219879631008292_3464880395236613630_n.jpg

Bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và quản lý hiệu quả, chị em phụ nữ yên tâm giảm thiểu nguy cơ về các bệnh lý xương khớp và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống. Chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp thông qua các hoạt động thể chất, một chế độ ăn uống lành mạnh, cùng với việc thăm khám và điều trị chủ động tại Optimal 365 Chiropractic, chính là chìa khoá giúp chị em phụ nữ duy trì một cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Hãy đồng hành cùng Optimal 365 Chiropractic để vững bước trên hành trình sống khỏe, sống cân bằng, và sống hạnh phúc mỗi ngày nhé!

👉🏻Trợ lý bác sĩ sẵn sàng tư vấn tại đường link: http://m.me/Optimal365Chiropractic 

381754786_269746269354961_5249321850433296387_n.jpg